Chỉ trích Cầu cơ

Tôn giáo

Cơ Đốc giáo, đặc biệt là các Kitô hữu của đạo Tin Lành ở Hoa Kỳ chỉ trích kịch liệt việc cầu cơ. Năm 2001, một bàn cầu cơ đã bị đốt ở Alamogordo bang New Mexico cùng với cuốn Harry Potter bởi một nhóm người theo trào lưu chính thống cho rằng những thứ này là "biểu tượng của phù thủy".[12][13][14] Những người này cho rằng cầu cơ đã tiết lộ những thiên cơ của Thiên Chúa, và do đó nó là công cụ của Satan.[15] Một phát ngôn viên của Human Life International đã miêu tả bàn cầu cơ như là 1 phương tiện để giao tiếp với các linh hồn và kêu gọi cấm hãng đồ chơi Hasbro tiếp thị chúng.[16]

Trong phiên tòa xét xử sát nhân Joshua Tucker, mẹ của hắn khẳng định rằng Tucker thực hiện hành vi giết người trong khi bị quỷ ám vì sử dụng bàn cầu cơ.[17][18]

Các giám mục ở Micronesia kêu gọi lệnh cấm các bàn cầu cơ, và cảnh báo những người sử dụng nó tức là đang nói chuyện với ma quỷ.[19]

Truyền thông

Giới báo chí đã chỉ trích cầu cơ từ khi nó mới xuất hiện, họ gọi cầu cơ là "dấu vết còn lại" của hệ thống niềm tin lạc hậu và là trò lừa gạt tiền bạc những người cả tin.[20][21]

Cầu cơ cũng bị châm biếm trong các bài hát. Lời ca trong những bản nhạc của ca sĩ Dick Valentine đã so sánh việc cầu cơ chẳng khác gì chơi trò "tiddlywinks".[22]

Hàn lâm

Cầu cơ bị nhiều nhà khoa học chỉ trích rằng nó chỉ là trò bịp bợm lợi dụng "hiệu quả vô thức".[23] Các nghiên cứu thiết lập và tái tạo cầu cơ thực hiện trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong điều kiện phòng thí nghiệm thì cũng xảy ra tình trạng con cơ di chuyển vô thức.[23] Một số nghi ngờ cho rằng những người thực hiện thử nghiệm đã cố tình di chuyển.[24] Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các thông điệp được viết ra bởi cầu cơ cũng tương tự như những thông tin đi qua tâm thức của các đối tượng tham gia.[25]

Trong thập niên 1970 các nhà xã hội học đã xem cầu cơ như là 1 hình thức sùng bái, tuy nhiên vấn đề này đã được xem xét rất kỹ lưỡng.[26]

Bàn cầu cơ bị Heidegger chỉ trích: "Có thể thấy người ta cầu cơ nhan nhản khắp nơi" và cho rằng những người cầu cơ rất "ngạo mạn" khi tự nhận mình có thể vượt qua cái chết để tiếp xúc với các linh hồn.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu cơ http://paranormal.about.com/library/weekly/aa11270... http://www.alarmpress.com/1459/music-news/the-bedl... http://www.coasttocoastam.com/shows/2007/07/25.htm... http://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=Gr4snwg... http://books.google.com/books?id=l0N_sedAATAC&pg=P... http://books.google.com/books?id=mWrFC3gax3UC&prin... http://books.google.com/books?id=oLcqlypMCe8C&pg=P... http://www.google.com/patents/about?id=0aU_AAAAEBA... http://www.google.com/patents/about?id=2CdgAAAAEBA... http://www.google.com/patents/about?id=8GM_AAAAEBA...